Tiếp chúng tôi trong căn lán nhỏ cạnh trang trại (mô hình vườn - ao - chuồng - rừng), anh chia sẻ cơ duyên đến với con đường “làm giàu” của mình: Vốn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo (Hải Sơn - Hải Hậu - Nam Định) anh chẳng ngại khó vẫn cố gắng học tập, học xong đại học anh lên nỗ hũ online công tác theo Dự án 600 tri thức trẻ để cống hiến sức trẻ và thực hiện ước mơ của mình.
Những ngày đầu, khi chứng kiến đời sống khó khăn của người dân, nhìn những quả đồi bỏ không, anh trăn trở, nghiên cứu cách làm giàu cho bà con. Không quản ngại khó khăn anh bắt tay vào tìm hiểu thổ nhưỡng, khí hậu, thị trường tiêu thụ, lựa chọn giống cây phù hợp… Anh cười tâm sự, khi ấy mình “máu” lắm, trong tâm trí lúc nào cũng thôi thúc phải làm sao giúp Nhân dân thoát nghèo. Vì vậy, anh vay tiền ngân hàng cùng với số tiền lương ít ỏi bắt tay triển khai mô hình thí điểm trồng ổi lê. Nghĩ là làm, khi chưa có chủ trương giao đất của UBND xã, anh trực tiếp đến làm việc với người dân để nhận chuyển giao 2 hecta diện tích đất đồi, anh cùng với bà con nơi đây tiến hành cải tạo đất, đào hố trồng, làm lán…
Đầu năm 2013, anh trồng 500 cây ổi lê thử nghiệm nhưng chỉ có 15 cây sinh trưởng và phát triển tốt, nguyên nhân chính là do thiếu nước và bị mối xông đất vào ăn rễ làm cây chết. Anh không nản chí, nhờ bà con tư vấn, tìm hiểu thêm qua sách báo, truyền thông. Năm 2014, anh đặt tiếp 500 cây ổi lê từ Viện cây trồng Trung ương, đúng vào mùa mưa nên có tới 450-470 cây sinh trưởng tốt. Đồng thời, anh đặt thêm 100 cành ổi lê chiết từ Bến Cát, Bình Dương để tiến hành tự nhân giống. Ban đầu chưa nắm được kỹ thuật trồng, cây phát triển chậm, dễ sâu bệnh. Anh phải nhờ tư vấn từ các kỹ sư và tự mày mò tìm hiểu về kỹ thuật tỉa cành tạo tán, bấm ngọn cho cây, cách bón phân định kỳ hàng năm, cách tưới nước và làm cỏ thường xuyên cho cây để cây có thể sinh trưởng bình thường và nhanh ra trái… Nhiều lúc công việc “bận như con dại” anh không còn thời gian để chăm sóc bản thân mình nữa, anh cười nói. Đến nay, anh có khoảng 750-800 gốc cây bao gồm: ổi, chanh tứ quý, vải thiều Tam Đa, Bưởi Phúc trách, hồng xiêm Xuân Đỉnh… Hàng năm, sản lượng ổi lê thu hoạch khoảng trên 2tấn/năm với giá 45.000 đồng/kg, bên cạnh đó, anh trồng thêm 400 gốc ổi Đài Loan bắt đầu cho thu hoạch mang lại thu nhập đáng kể. Đặc biệt, ai cũng ngỡ ngàng khi hương vị ổi rất ngon, vừa giòn, ngọt, thơm hơn hẳn với giống ổi lê trồng ở nơi khác.
Khi phát triển mô hình, tận dụng không gian rộng, anh nuôi thêm gà ta thả đồi, ban đầu khoảng hơn 100 con gà mái đẻ, 200 con gà thịt, lấy phân ủ hoai mục bón cho cây, vừa xuất bán ra thị trường, hàng năm có khoảng hơn 300 kg gà thịt với giá 160.000đồng/kg. Đồng thời, anh đang triển khai trồng cỏ VA06 để tiến hành nuôi trồng, bò sinh sản, vỗ béo với mục đích tăng thu nhập cho Nhân dân. Thu nhập hàng năm, trừ chi phí giống, phân bón, thức ăn, tiền chi trả nhân công anh thu về khoảng 100.000.000 đến 120.000.000 triệu đồng/năm.
Anh Lê Văn Duyên chăm sóc cây ươm giống
Bên cạnh đó, trong quá trình tiến hành mô hình, anh nhận thấy việc sử dụng nước tự nhiên từ khe suối rất sạch và hiệu quả, anh đã tự thiết kế riêng vườn của mình một hệ thống tưới nước nhỏ dọt tự động, vừa tiết kiệm nước, vừa phù hợp với địa hình đồi núi.
Nói đến anh, bà con bày tỏ:“Anh Duyên chịu khó lắm, ngoài giờ làm trên UBND xã, anh cùng chúng tôi tìm tòi, học hỏi phương pháp để trồng, có hôm tối đen trời mà anh không chịu về”.
“Trời không phụ lòng người”, hiện nay, mô hình “Vườn - ao - chuồng - rừng” đã triển khai đến với bà con, thu hút nhiều đoàn viên thanh niên, nhiều hộ gia đình tham gia học tập. Quan trọng hơn, giống ổi lê đã trở thành thương hiệu được thị trường rất yêu thích. Tâm sự với chúng tôi, anh mơ ước:“Anh muốn xây dựng thương hiệu hoa quả sạch Kan Hồ theo hướng sản xuất an toàn VietGap và trồng ổi cảnh để cung cấp cho khách hàng nhân dịp các ngày lế, tết”.
Không chỉ nhanh nhẹn, sáng tạo làm kinh tế, Lê Văn Duyên còn biết đến với vai trò là một cán bộ xã được tín nghiệm tại địa phương.
Hơn 5 năm đảm nhiệm vai trò Phó Chủ tịch UBND xã, đồng thời là đoàn viên Đoàn thanh niên xã, anh luôn ý thức sâu sắc vai trò của quan trọng của mình trong công tác phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuyên truyền, giáo dục, vận động đoàn viên, thanh niên phát huy, cống hiến sức trẻ trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đúng như lời dạy của Bác:“Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lắp biển, quyết chí ắp làm nên”.
Đặc biệt, anh còn là một cán bộ gương mẫu trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Là cán bộ lãnh đạo, anh gương mẫu đi đầu, không nề hà khó khăn, thử thách, thực hiện tốt nhiệm vụ, luôn gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân. Triển khai 8 lời dạy của Bác, anh cùng các cán bộ xã thường xuyên xuống bản để tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tăng gia sản xuất, trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… Nhờ sự kiên trì vận động, hướng dẫn tận tâm của anh, người dân trong xã đã tích cực tăng gia sản xuất, phát huy tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, tích cực xây dựng chương trình nông thôn mới. Vì vậy, anh luôn được mọi người yêu quý và tín nghiệm. Đối với cuộc sống đời thường thì anh lại rất đổi giản dị, mộc mạc, hình ảnh một anh Phó Chủ tịch xã “nón rách, chân trần, áo nâu” không mấy lạ lẫm với người dân nơi đây. Anh tâm sự với bà con:“Mỗi chúng ta hãy học Bác từ những việc nhỏ nhất, đơn giản nhất, đời thường nhất”, dung dị nhưng thật ý nghĩa.
Ghi nhận sự cống hiến đó, năm 2016, anh được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng khen có thành tích xuất sắc trong triển khai dự án 600 - phó chủ tịch xã, Chủ tịch huyện tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ 2016, Kỷ niệm chương về sự nghiệp dân số...
Nói về Lê Văn Duyên, Bí thư Đảng ủy xã Kan Hồ Đặng Thế Hùng nhận xét: “Đồng chí Duyên không những là người cán bộ xuất sắc, gương mẫu, sáng tạo mà còn là người “thổi lửa” cho phong trào cho các đoàn viên, thanh viên, Nhân dân trong xã phát triển kinh tế. Đồng chí Duyên là tấm gương điển hình, tiêu biểu cho mọi người noi theo”./.
Tác giả: Vũ Thị Xuyên - Ban Tuyên giáo Huyện ủy